Bị mẹ ép mua đề luyện, nam sinh 2k7 ngỡ ngàng trở thành thủ khoa TSA 2025

Bị mẹ ép mua đề luyện, nam sinh 2k7 bỗng trở thành thủ khoa TSA 2025

Mình tên là Minh Đức, học sinh 2k7, vừa thi đợt 1 kỳ thi Đánh giá tư duy TSA 2025 và… may mắn đạt thủ khoa cụm thi phía Bắc. Nói là may mắn, chứ thực ra nếu không có “động lực đặc biệt” từ mẹ thì chắc mình giờ đang cày lại Toán 12 chứ không ngồi đây gõ từng dòng này.

Nghe thì buồn cười, nhưng đúng là nhờ bị mẹ ép mua đề luyện trên situ.edu.vn, mình mới bắt đầu nghiêm túc với kỳ thi này – một kỳ thi không hề giống bất cứ kỳ thi nào từng trải qua trong suốt 12 năm học.

Bị mẹ ép mua đề luyện, nam sinh 2k7 bỗng trở thành thủ khoa TSA 2025


1. Hành trình bắt đầu: Một cái tên lạ hoắc

Hồi đầu năm lớp 12, trong đầu mình chỉ có một mục tiêu duy nhất: thi tốt nghiệp và nộp NV1 vào ĐH Bách khoa Hà Nội bằng điểm THPT. Mấy kỳ thi như HSA, SPT hay TSA thì mình nghe tai này lọt tai kia.

Cho đến một ngày đẹp trời, mẹ đọc đâu đó được cái tiêu đề báo:

“Gen Z đang ngồi bán hàng trúng Vietlott 186 tỷ”
Rồi mẹ quay sang bảo:
“Đấy, người ta vừa bán hàng vừa trúng số, con thì học hành không đâu vào đâu, thử mua đề TSA trên cái trang này này, thi cho có đường lui!”
Kèm theo link: https://situ.edu.vn

Thế là cái duyên bắt đầu từ đây.


2. TSA là gì? Mình cũng từng không biết

Mình còn nhớ lần đầu mẹ gửi cho đọc bài TSA là gì? Cẩm nang từ A tới Z, đọc xong chỉ thấy “toang thật rồi”. Một bài thi có cả Toán logic, Đọc hiểu, rồi Giải quyết vấn đề – mà toàn là kiểu chưa từng thi bao giờ.

Nhưng mình nghĩ, nếu không biết gì mà cứ thi thử thì sẽ biết mình kém ở đâu. Thế là mình bấm làm thử ngay bộ đề thi thử TSA tổng hợp. Kết quả… đúng là nản: Toán sai lung tung, Đọc hiểu chọn ngẫu nhiên, Giải quyết vấn đề thì… không hiểu đề hỏi gì.


3. Cách mình chia lộ trình ôn trong 3 tháng cuối

Mình bắt đầu nghiêm túc ôn thi TSA từ khoảng đầu tháng 2/2025, chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (2 tuần đầu): Làm quen đề, hiểu cấu trúc

  • Đọc kỹ lại bài viết cấu trúc đề và lộ trình ôn thi TSA, ghi chú từng dạng bài.

  • Làm lại đề tổng hợp một lần nữa, lần này có tra lời giải, ghi lại lỗi sai.

Giai đoạn 2 (tháng thứ 2): Luyện theo từng phần

  • Toán logic: Mình tập trung luyện tìm quy luật số và biểu đồ logic vì điểm của mình yếu nhất ở phần này. Mỗi ngày mình làm 1 đề mini 10 câu, chấm xong ghi rõ mình sai vì gì: hấp tấp, tính sai, hiểu nhầm?

  • Đọc hiểu: Cái hay là nó không như đề Văn bình thường. Đọc 1 đoạn là phải hiểu ý chính, loại nhiễu nhanh. Mình luyện bộ đề thử phần Đọc hiểu TSA mỗi 2 ngày/1 đề, đặt hẹn giờ 25 phút.

  • Giải quyết vấn đề: Mới đầu mình tưởng phải học thêm Lý – Hóa – Sinh, ai ngờ toàn là tình huống logic và phản xạ. Bộ đề thử Tư duy Khoa học cực kỳ hợp với mình. Mỗi lần làm xong, mình đọc lại cả phương án sai để hiểu cách bẫy thí sinh.

Giai đoạn cuối (2 tuần nước rút):

  • Thi thử toàn đề, đặt thời gian y như thật.

  • Phân tích kỹ từng lỗi sai.

  • Làm lại đề cũ, lần này không tra lời trước, cố phân tích như khi thi thật.


4. Tư duy Khoa học – vừa đáng sợ vừa gây nghiện

Nếu hỏi phần nào là “khó nhằn” nhất thì mình chọn phần Tư duy Khoa học. Nhưng nếu hỏi phần nào khiến mình trưởng thành nhiều nhất, mình vẫn chọn nó.

Chính phần này làm mình ngộ ra: điểm cao không nằm ở kiến thức, mà nằm ở cách đọc đề, cách loại suy và đánh giá thông tin. Mình đã từng sai câu “chọn phương án tiết kiệm chi phí nhất”, chỉ vì… đọc sót 1 dòng. Và sai vậy thì không đổ lỗi cho ai được ngoài bản thân.


5. Nếu bạn đang hoang mang như mình từng hoang mang

TSA không giống bất kỳ bài thi nào khác. Nó không đánh đố bạn bằng công thức, mà bằng chính sự bình tĩnh, suy luận và kỹ năng đọc hiểu.

Nếu bạn mới bắt đầu, lời khuyên của mình là:

Đừng học kiểu “cày chết bỏ” – mà hãy học kiểu phân tích lỗi và nâng điểm từng phần.
Đừng ôn tràn lan – chọn tài liệu chuẩn. Cá nhân mình chỉ dùng tài liệu ở situ.edu.vn, vì cách phân chia rất bài bản và rõ từng kỹ năng.
Đừng đợi đến lúc “sẵn sàng” mới làm đề – chính khi chưa sẵn sàng, bạn mới học được nhiều nhất.


6. Tặng bạn chút gì đó trước khi thi

Cuối cùng, nếu bạn đọc tới đây rồi thì mình gửi bạn bộ tài liệu mình từng dùng – tất cả đều là free, chỉ cần có quyết tâm:


TSA không dành cho những ai chỉ học vẹt, mà dành cho những người biết phân tích, biết chiến lược. Mình hi vọng, với một chút kinh nghiệm chia sẻ này, bạn sẽ đỡ “lạc đường” hơn mình lúc mới bắt đầu.

Chúc bạn thi tốt – không cần trúng Vietlott đâu, chỉ cần trúng Bách khoa là đủ!

☕ Ủng hộ tác giả một ly cà phê nếu bạn thấy bài viết hữu ích!

QR Donate

Dùng app ngân hàng hoặc ví điện tử để quét mã QR

Tư vấn